Tiếp thu thông tin VAK là gì?

  • VAK là kênh tiếp thu thông tin qua Thị giác (Visual), Thính giác  (Auditory) và vận động (Kinesthetic).
  • VAK cho phép cá nhân xác định rõ khả năng hấp thu đặc biệt tốt nhất. Phong cách học tập VAK rất quan trọng, giúp cá nhân cải thiện thành tích học tập trong bất kỳ môi trường nào.

TIẾP THU THÔNG TIN QUA THỊ GIÁC

ĐẶC TÍNH

  • Thích học và ghi nhớ thông tin bằng cách đọc từ ngữ, sử dụng hình ảnh.
  • Đọc nhanh, hoặc nhẩm, ghi nhớ các chi tiết rõ ràng.
  • Khuynh hướng trang trí, bố cục gọn gàng, màu sắc hài hòa
  • Thích ngồi bàn đầu trong lớp học.

PHƯƠNG PHÁP :

CHO NGƯỜI HỌC :

–  Nên tập trung tư duy bằng hình ảnh học tốt nhất từ các hình minh họa, , nên phụ huynh cung cấp cho trẻ sách có hình, phim, video, tờ tóm tắt nội dung.

– Bạn cần nhìn thấy ngôn ngữ cử chỉ của giáo viên và nét mặt của họ để dễ tập trung và tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn.

– Nên ngồi phía trên lớp học để tránh những vật che tầm nhìn như đầu người, hoặc quá xa bảng viết, cô giáo.
.
– Sử dụng các phông chữ khác nhau, in đậm và gạch dưới các khái niệm, hoặc sử dụng màu sắc, bút chì màu khi ghi chú hoặc làm nổi bật các điểm quan trọng trong văn bản.

CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN, GIÁO VIÊN:

  • Dùng nhiều hình ảnh, màu sắc, biểu đồ, tranh ảnh, đạo cụ,… để minh họa trong quá trình truyền tải kiến thức.
  • Nên sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt sinh động, ấn tượng trong giảng dạy.
  • Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY để học nhanh và nhớ lâu.

TIẾP THU THÔNG TIN QUA THÍNH GIÁC

       ĐẶC TÍNH:

  • Thích học và ghi nhớ thông tin qua nghe âm thanh, lời nói hơn đọc.
  • Nhạy cảm với âm thanh, dễ mất tập trung bởi tiếng ồn
  • Thường đọc to văn bản hoặc thể hiện ý tưởng bằng lời nói.
  • Thích sử dụng ngữ điệu, nhấn nhá khi diễn đạt.
  • PHƯƠNG PHÁP

CHO NGƯỜI HỌC:

  • Bạn cần học trong môi trường yên tĩnh. Tránh các tiếng động như: tiếng nhạc ồn ào, sự di chuyển và hoạt động của mọi người xung quanh.
  • Nên đọc to và ôn lại với người khác các bài học bằng cách thực hành lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Tạo điều kiện học nhóm và thảo luận, trao đổi ý kiến của bạn bè bằng ngôn ngữ nói. Dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ và kể chuyện để chứng minh quan điểm của bạn.
  • Sử dụng ngón trỏ để dò theo văn bản để tránh việc bỏ qua các từ hay cả dòng, rèn luyện kỹ năng viết lách để ghi lại các nội dung mấu chốt.

CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN, GIÁO VIÊN:

  • -Ưu tiên giảng bài, nói chuyện, chia sẽ trực tiếp thay cho việc gởi Email và viết thư.
  • – Sử dụng từ ngữ, âm vực, giọng nói khác nhau nhằm tạo sự mới mẻ và lôi cuốn trong quá trình giảng dạy.

THU THÔNG TIN QUA VẬN ĐỘNG

ĐẶC TÍNH:

  • Thích học và ghi nhớ thông tin bằng cách chạm, thực hành và trải nghiệm.
  • Thích nằm trên sàn nhà để học hoặc nghiên cứu.
  • Dễ mất tập trung khi học ngồi lâu một chỗ.
  • Thích minh họa, diễn đạt ý tưởng  thông qua ngôn ngữ hình thể..

PHƯƠNG PHÁP

CHO NGƯỜI HỌC:

– Học tốt qua thực hành, trải nghiệm, quan sát tiếp xúc thực tế.

-Tăng cường thực hành các môn học, sử dụng tối ưu các công cụ .

– Phân bổ thời gian học hợp lý có nghỉ ngơi, giải lao, thư giãn, tránh học lâu kéo dài.

– Học nhóm, tham gia thảo luận, giải quyết các bài tập tình huống, tham gia các chuyến đi.

CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN, GIÁO VIÊN:

– Sử dụng phương pháp thực hành, thảo luận nhóm, đóng vai trong bài giảng.Tạo cơ hội khi học được tai nghe, mắt thấy và thực hành.

– Sắp xếp thời gian học có nghỉ giải lao ( giữa 2 tiết học ) .

– Tạo bầu không khí sôi động trong giờ học. Thúc đẩy động viên khen ngợi bằng vỗ tay…