Chia sẻ cách xử lý với những em bé nhạy cảm với âm giọng

Chia sẻ cách xử lý với những em bé nhạy cảm với âm giọng

Khi làm STVT, Minnie nhà mình có một đặc điểm giống mẹ đó là có chỉ số cảm âm cao, vô cùng nhạy âm.

Với đặc điểm này, bé có ưu điểm là cảm âm rất tốt, có thể bắt chước giọng nói của người khác nhanh, nhạy cảm, có khả năng lắng nghe và thấu cảm những vấn đề của mọi người, có thể cảm nhận sâu được cảm xúc của người khác, biết họ đang vui, đang buồn, đang hứng thú hay đang chán chỉ cần nghe âm giọng nói.

Chia sẻ cách xử lý với những em bé nhạy cảm với âm giọng
Chia sẻ cách xử lý với những em bé nhạy cảm với âm giọng

Bên cạnh đó, cũng có mặt hạn chế ở cảm xúc, bé dễ bị tổn thương khi nghe thấy người khác to tiếng, la nạt. Mỗi lần giao tiếp với Minnie, chưa nói đến la nạt, chỉ cần tone giọng của mình lên 1 tone thôi là bé đã cuối gầm mặt xuống, nước mắt lưng tròng, ấm ức rồi (không oà khóc, nước mắt chảy kiểu nuốt vào trong).

Bé nhạy cảm với âm giọng sẽ bé dễ bị tổn thương khi nghe thấy người khác to tiếng, la nạt
Bé nhạy cảm với âm giọng sẽ bé dễ bị tổn thương khi nghe thấy người khác to tiếng, la nạt

Cũng may, con khá là giống mình nên mình hiểu được cảm xúc đó (cảm giác cơ thể phản ứng phòng vệ, cảm giác buồn và tủi thân xâm chiếm hết mọi thứ và đầu không suy nghĩ được gì nữa, nước mắt chỉ chực trào ra)… Mình vội ôm con vào lòng để xoa dịu con bình ổn cảm xúc lại mới nói chuyện nhẹ nhàng lại với con. (Khi mình ôm con mới khóc oà, khóc lớn lên như cảm nhận được sự vỗ về, thấu hiểu, được xoã hết cảm xúc trong lòng ra).

Nếu con phản ứng hãy ôm con vào lòng để xoa dịu con bình ổn cảm xúc lại mới nói chuyện nhẹ nhàng lại với con
Nếu con phản ứng hãy ôm con vào lòng để xoa dịu con bình ổn cảm xúc lại mới nói chuyện nhẹ nhàng lại với con

Một số ba mẹ lúc đó nếu không hiểu được và tiếp tục la nạt hoặc phủ nhận cảm xúc của con như là :”Có gì đâu mà khóc”… kéo dài và lập đi lập lại nhiều lần thì sẽ làm con tổn thương, rối loạn cảm xúc và phản ứng lại, ba mẹ tưởng rằng con lì lợm khó bảo nhưng thật ra không phải, con sẽ thu mình lại và khoảng cách với ba mẹ cũng sẽ lớn dần.

Đừng vội nạt nội vì có thể làm con sẽ thu mình lại và khoảng cách với ba mẹ cũng sẽ lớn dần
Đừng vội nạt nội vì có thể làm con sẽ thu mình lại và khoảng cách với ba mẹ cũng sẽ lớn dần

Vậy, ba mẹ có bé nhạy âm thì nên giao tiếp với con như thế nào ?

Khi con làm sai, mình không vội lớn tiếng với con, âm giọng lớn chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc con, và sau đó những lời ba mẹ nói sẽ chỉ là những tiếng lùng bùng, con chưa xử lý được cảm xúc thì sẽ không tiếp nhận được bất cứ thông tin nào dù đúng dù sai. Con sẽ làm ngược lại lời ba mẹ nói và mọi thứ sẽ chỉ tệ hơn.

Khi con làm sai đừng vội lớn tiếng với con
Khi con làm sai đừng vội lớn tiếng với con

Muốn con nghe lời, ba mẹ cố gắng giữ bình tĩnh, giữ âm giọng nói ở mức bình thường, nói cho con hiểu, và dứt khoác trong hành động với con, kiên nhẫn lặp đi lặp lại vài lần. Trước khi đi ngủ, thủ thỉ với con, nhắc lại điều đó nhẹ nhàng thêm một lần nữa để cài đặt tiềm thức cho con. Những bé nhạy âm thường khá lành tính, ba mẹ nhẹ nhàng biết cách thì con sẽ rất dễ nghe lời chứ không ngang lì, bướng bỉnh, vì con vốn dĩ nhạy cảm, tình cảm và rất hiểu chuyện. Nếu vài lần có lỡ vô tình to tiếng với con thì hãy xoa dịu ngay để giúp con bình ổn cảm xúc chứ đừng thờ ơ, xem nhẹ nhé.

Nếu vài lần có lỡ vô tình to tiếng với con thì hãy xoa dịu ngay để giúp con bình ổn cảm xúc chứ đừng thờ ơ, xem nhẹ nhé
Nếu vài lần có lỡ vô tình to tiếng với con thì hãy xoa dịu ngay để giúp con bình ổn cảm xúc chứ đừng thờ ơ, xem nhẹ nhé

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked*